Kết quả tìm kiếm cho "nhập khẩu gạo"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1731
Cùng với các tỉnh trong khu vực, An Giang đang làm cuộc “cách mạng” trong nông nghiệp bằng việc đăng ký tham gia Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng vùng ĐBSCL đến năm 2030” (viết tắt là đề án).
Theo các nhà giao dịch và Hiệp hội Lương thực Việt Nam, gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 495-508 USD/tấn, giảm so với mức 509 USD/tấn của tuần trước.
Với chức năng, nhiệm vụ lĩnh vực ngành công thương, thời gian qua, bộ phận chuyên môn Sở Công Thương quan tâm hướng dẫn các địa phương thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH), thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững, áp dụng các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Diễn đàn Mekong Connect 2024 tại An Giang đã khép lại, nhưng mở ra hành trình mới về hiệu quả kết nối mở rộng quan hệ hợp tác liên kết với TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh ĐBSCL. Bước khởi đầu quan trọng cho những hành động cụ thể và đột phá, nâng tầm kinh tế khu vực ĐBSCL, An Giang và TP. Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới.
Với mục tiêu tạo vùng nguyên liệu sản xuất lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu và bảo vệ môi trường, Trung tâm Khuyến nông An Giang đã thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất lúa phục vụ phát triển vùng nguyên liệu tại ĐBSCL”, giai đoạn 2022 - 2024. Qua 3 năm triển khai, mô hình mang đến những kết quả khả quan.
Với yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng (NTD), đặc biệt là tiêu chuẩn khắt khe của thị trường nhập khẩu, đòi hỏi phải chuẩn hóa các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Với tiềm năng, thế mạnh của ngành nông nghiệp An Giang, việc tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng VSATTP đối với hàng nông sản xuất khẩu là yêu cầu cấp thiết.
Sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường (BVMT) đang là xu hướng tất yếu hiện nay. Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến khích nông dân áp dụng kỹ thuật tiên tiến để giảm thiểu tác động đến môi trường và tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, phù hợp thị hiếu của thị trường, góp phần hướng tới sản xuất nông nghiệp giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững.
Thực hiện Quyết định 703/QĐ-UBND, ngày 2/5/2024 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch thực hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 tại An Giang, đến nay, huyện An Phú có 10 xã xây dựng kế hoạch và quyết định thành lập ban chỉ đạo thực hiện đề án.
Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 đã khai mạc tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị với sự tham gia của 1.500 nghệ nhân, diễn viên, vận động viên đến từ 16 tỉnh, thành trong cả nước.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước tiếp tục tăng trưởng cao hơn khu vực FDI và tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực nội cũng cao hơn so với cùng kỳ năm trước.
Hoạt động xuất khẩu 11 tháng của năm 2024 trên địa bàn tỉnh tăng trưởng so cùng kỳ. Hiện nay, ngành công thương đang tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp (DN) tận dụng tốt cơ hội thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Qua đó, đóng góp chung cho tăng trưởng của nền kinh tế tỉnh trong cả năm 2024.
ĐBSCL là vùng trọng điểm trong sản xuất nông nghiệp của cả nước. Mỗi năm, toàn vùng sản suất từ 1,4 - 1,6 triệu tấn cá tra, 24 - 25 triệu tấn lúa và 5,3 - 5,5 triệu tấn trái cây. Chỉ riêng lúa gạo, sản lượng lúa của vùng chiếm trên 50% sản lượng của cả nước, 90% lượng gạo xuất khẩu của quốc gia.